Quan hệ đầu tư Việt - Nhật 2014
Đăng ngày 09:05, 26/10/2015
Ngày 15/8, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức đối thoại công tư Việt- Nhật lần thứ 2, trao đổi về tiến độ thực hiện Sáng kiến chung của Việt- Nhật giai đoạn 4 và kế hoạch thúc đẩy tiến độ thực hiện từ nay đến cuối năm 2014.
Dự án xây dựng trung tâm vệ tinh quan trắc địa cầu tại khu công nghệ cao Hòa Lạc do tập đoàn NEC đầu tư
- Dự án sản xuất máy bay
Nhật Bản đang hợp tác một số dự án mới ở Việt Nam:
Nhật Bản đang hợp tác một số dự án mới ở Việt Nam:
- Dự án xây dựng trung tâm vệ tinh quan trắc địa cầu tại khu công nghệ cao Hòa Lạc
- Dự án sân bay Long Thành
- Dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ
- Dự án thí điểm mô hình thành phố hàm lượng carbon thấp
- Một số dự án sản xuất thép
- Chiến lược hợp tác kinh doanh tại Việt Nam.
Việt Nam và Nhật Bản là đối tác chiến lược quan trọng hàng đầu của nhau, đặc biệt về quan hệ kinh tế. Tính đến nay, Nhật Bản đứng vị trí số 1 về cung cấp nguồn vốn phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam và đứng thứ 1 có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam với 1710 dự án đạt trên 28 tỷ USD.
Tuy nhiên, vấn đề về khung chính sách pháp luật về hợp tác công tư vẫn còn nhiều vướng mắc. Để tạo môi trường thuận lợi cho nhà đầu tư Nhật Bản tham gia vào các dự án lớn tại Việt Nam, ông Kyohei Takahashi- Đồng Chủ tịch Ủy ban kinh tế Nhật Việt, Liên đoàn các doanh nghiệp Nhật Bản Keidanren mong muốn Việt Nam làm rõ tiêu chuẩn cấp phép thành lập cơ sở thứ 2 cho DN bán lẻ có vốn FDI; thủ tục thông quan nhanh gọn hơn và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam.
Đối với thủ tục thông quan, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết: Hiện nay, 2 bên đang nỗ lực đẩy nhanh lộ trình triển khai thủ tục hải quan điện tử, nhanh nhất cuối năm 2013 sẽ hoàn thiện.
Về phát triển công nghiệp hỗ trợ, Bộ trưởng Vinh cho rằng, không chỉ tập đoàn lớn của Việt Nam và Nhật Bản tham gia mà cả doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng cần hỗ trợ phát triển công nghiệp phụ trợ.Bộ cũng đang triển khai xây dựng các khu công nghiệp riêng cho Nhật Bản. Ngoài ra, trong kế hoạch hành động sẽ định hướng địa bàn hoạt động thu hút đầu tư, tạo mặt tầng sạch cho các nhà đầu tư.
Bộ trưởng Vinh cũng đồng tình việc mở rộng hơn chuyển đổi tiền đồng ra ngoại tệ cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tuy nhiên vấn đề này còn phụ thuộc Chính phủ và Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang làm việc với Ngân hàng Nhà nước để có văn bản giải đáp đến các doanh nghiệp.
Về quy chế đấu thầu, Bộ trưởng cũng cho biết, hiện nay thời gian đấu thầu các dự án chậm, khó khăn trong việc thực hiện tiến độ dự án. Cho nên, Bộ cũng đang tích cực thực hiện việc sửa đổi Luật Đấu thầu. Theo đó, sẽ không áp dụng đấu thầu mang hình thức về giá cả mà đánh giá sâu hơn về công nghệ, để không chỉ lựa chọn những nhà thầu giá rẻ mà phải lựa chọn những tiêu chí kỹ thuật, công nghệ và đào tạo nhân lực.
Nguồn: Sưu Tầm