Máy trắc địa thấy hơn 100 tỷ tấn than dưới những cánh đồng lúa miền Bắc
Đăng ngày 09:05, 26/10/2015
 
Kỹ sư Nguyễn Trọng Khiêm, Trưởng ban Địa chất trắc địa  cho biết, từ các kết quả thăm dò địa chất mới nhất, dự báo trữ lượng than của vùng đồng bằng Bắc Bộ lên tới 100 tỷ tấn ở độ sâu 1.700 m.
 
Khoan thăm dò than nâu ở vùng Khoái Châu, Hưng Yên.
Nếu khai thác tốt, Việt Nam sẽ có được những tấn than nâu - bán bitum đầu tiên vào năm 2010.
 
Những kết quả ban đầu của dự án khảo sát máy đo đạc tiềm năng than vùng đồng bằng Bắc Bộ và thềm lục địa Việt Nam, do Tổ chức Phát triển Công nghệ Công nghiệp và Năng lượng mới Nhật Bản (NEDO) và Tổng công ty Than Việt Nam tiến hành từ 1998 đến nay cho thấy, trữ lượng than ở đồng bằng Bắc Bộ có thể lên tới trên 100 tỷ tấn. Vùng than này tập trung chủ yếu ở Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định… và kéo dài đến Phú Thọ, Vĩnh Phúc.
may-do-dac
 
Hai khối Khoái Châu - Phú Cừ, Tiên Hưng - Kiến Xương hiện được coi là vùng có trữ lượng than lớn nhất, xấp xỉ 40 tỷ tấn ở độ sâu 1.700 m. Chỉ riêng mỏ than Bình Minh (Châu Giang - Hải Dương) đã có tới 13 vỉ than với trữ lượng 200 triệu tấn. Các vỉa than đều có chiều dày lớn, dao động từ 2-3 m đến 10-20 m, ít lớp kẹp, vỉa nằm thoải mái trên nền địa chất ổn định, thuận lợi cho việc khai thác bằng cơ giới hóa.
Theo kỹ sư Phan Chí Thiện, Trưởng phòng Kỹ thuật Công ty Địa chất và Kinh doanh khoáng sản (đơn vị trực tiếp tham gia khảo sát), vùng đồng bằng Bắc Bộ còn có than bán tium, một loại than hiếm gặp trên thế giới và giá trị cao gấp 2 lần than nhiên liệu.
Ông Nguyễn Trọng Khiêm, Trưởng ban Địa chất trắc địa (Tổng công ty Than) cho biết, dự kiến có 3 phương pháp khai thác được đưa ra là khí hoá than dưới đất bằng công nghệ đốt cháy ngầm trong mỏ, khai thác lộ thiên và khai thác bằng giếng mỏ ở chiều sâu 1.000 m bằng công nghệ khai thác mỏ của thế giới. Theo các chuyên gia ngành than, hai phương pháp đầu có những hạn chế nhất định, riêng phương pháp sau cùng là không gặp trở ngại đáng kể nào. ''Độ chứa khí mỏ lớn là điều chúng ta phải đặc biệt quan tâm, nhưng tôi tin Việt Nam đủ sức để khai thác than vùng đồng bằng Bắc Bộ”, ông Khiêm nói.
 
Dự án khảo sát than đồng bằng Bắc Bộ kéo dài tới cuối năm 2003 và kết quả sẽ không còn là dự báo. Chiến lược phát triển ngành than Việt Nam từ nay đến 2010 và 2020 đã chỉ rõ, trữ lượng than khai thác hằng năm đạt khoảng 20 triệu tấn. Khả năng huy động một phần tài nguyên than vùng đồng bằng Bắc Bộ và thềm lục địa được xác định là có cơ sở khoa học. Nếu kế hoạch được triển khai từ bây giờ, sau khoảng 10 năm nữa, những mỏ than đồng bằng đầu tiên sẽ khai lò.
Nguồn: sưu tầm