Máy toàn đạc điện tử - Cuộc cách mạng mới trong công nghệ đo đạc
Đăng ngày 09:05, 26/10/2015
Hiện nay, máy toàn đạc được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực xây dựng, trắc địa bản đồ, đo đạc địa chính, tư vấn, thiết kế bất động sản và nhiều lĩnh vực khác. Sự ra đời của máy toàn đạc điện tử được coi là cuộc cách mạng trong công nghệ đo đạc khi nó cho kết quả chính xác, xử lý số liệu hoàn toàn tự động, giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu suất kinh tế.
máy toàn đạc thông thường chỉ có thể khảo sát thực địa trong một diện tích nhỏ, địa hình bằng phẳng đơn giản và ít bị vật địa che khuất. Thêm vào đó, máy cho độ chính xác không cao và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên cũng như khâu xử lý số liệu thực hiện hoàn toàn thủ công, dễ xảy ra sai sót, dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp.
may-toan-dac-dien-tu
 
Trái lại, máy toàn đạc điện tử đã khắc phục được những nhược điểm này. Hiện nay, trên thị trường có các hãng máy nổi tiếng như Topcon, Leica, Nikon, Sokkia, những dòng máy được sử dụng phổ biến và cho độ tin cậy cao.
Độ chính xác cao là ưu thế vượt trội của máy toàn đạc điện tử. Máy có khả năng đo cạnh và xử lý các số liệu với độ chính xác cao nhờ vào CPU được gắn bên trong máy đo, từ đó tạo cơ sở dữ liệu vững chắc phục vụ cho công việc đo đạc, trắc địa.
Hệ thống EDM cho độ chính xác cao, kết quả tin cậy trong mọi điều kiện thực tế. Thêm nữa, bộ phận đo xa của máy toàn đạc điện tử là đo xa bằng sóng ánh sán nên cho kết quả chính xác hơn nhiều so với toàn đạc thông thường, tạo độ tin cậy cho quá trình khảo sát thực địa.
máy toàn đạc đo với độ chính xác cao 
Kết quả đo đạc bằng máy toàn đạc điện tử có độ chính xác cao, tin cậy
Bên cạnh đó, khi thực hiện phương pháp toàn đạc điện tử, việc đo đạc không cần gương và định vị điểm bằng tia laser. Người đo đạc chỉ phải nhập các tọa độ cần xác định vào máy, khớp móc tại hiện trường, sau đó bấm nút là máy sẽ tự động quay và phóng tia laser xác định từng điểm đo. Người đo chỉ việc dùng sơn đỏ chấm vào các điểm trỏ của máy và vẽ được biên đào thiết kế.
Đặc biệt, việc xử lý số liệu trong phương pháp toàn đạc điện tử được thực hiện tự động, giúp rút ngắn thời gian và giảm bớt các công việc ngoài thực địa cũng như trong phòng. Máy sẽ hiển thị các kết quả đo đạc như khoảng cách, tọa độ không gian, góc bằng, góc đứng lên màn hình để người đo dễ dàng quan sát và các kết quả này được nhập tự động vào máy tính. Nhờ đó, việc xử lý số liệu sẽ giảm được tối đa việc sai sót do nhập bằng tay cũng như tiết kiệm thời gian.
máy toàn đạc ngày càng trở nên phổ biến hơn 
Công đoạn xử lý số liệu nhanh chóng, chính xác
Thêm vào đó, máy toàn đạc điện tử có kết cấu nhỏ gọn nên dễ dàng di chuyển trên mọi địa hình, tạo thuận lợi trong quá trình đo đạc. Máy còn được thiết kế chương trình đo đạc đa dạng như lập lưới khống chế tọa độ các cấp hạng, đo vẽ chi tiết, đo đạc bố trí công trình…, phù hợp với nhiều ứng dụng, đáp ứng những yêu cầu khắt khe nhất trong ngành đo đạc. Việc cắm các điểm chi tiết của đường cong rất thuận lợi và dễ dàng vì có thể đặt máy ở bất cứ vị trí, địa hình nào.